Nội dung chi tiết
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ đến Công an cấp xã.
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ; thực hiện khai thác thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp, quan hệ nhân thân do công dân cung cấp trong trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Trường hợp không khai thác được thông tin thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để giải quyết thủ tục về cư trú; công dân có trách nhiệm cung cấp bản sao, bản chụp, bản điện tử một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp khi cơ quan đăng ký cư trú có yêu cầu.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.
+ Chuyển hồ sơ đề nghị cấp văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú đến cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công dân đề nghị đăng ký thường trú (kèm hồ sơ đề nghị đăng ký thường trú) để kiểm tra, xác minh và đề nghị cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú đối với trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (nếu có).
+ Chuyển hồ sơ đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú đến Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, giải quyết theo quy định (nếu có).
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (Mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.
Bước 4: Cá nhân nộp lệ phí đăng ký thường trú theo quy định.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID, dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến cơ quan đăng ký cư trú (áp dụng đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ đăng ký cư trú và Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
a) Thành phần hồ sơ
(1) Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) hoặc Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 của Chính phủ, trừ trường hợp cơ quan đăng ký cư trú khai thác được thông tin này trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử của công dân trên ứng dụng định danh quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác khác.
(2) Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) hoặc Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (dùng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài) (mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA). Trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 của Chính phủ, trừ trường hợp cơ quan đăng ký cư trú khai thác được thông tin này trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử của công dân trên ứng dụng định danh quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
* Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
(3) Đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) hoặc Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Hợp đồng, văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu đề đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 154/2024/NĐ-CP, trong đó có thể hiện diện tích nhà ở; Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2024/NĐ-CP, trừ trường hợp cơ quan đăng ký cư trú khai thác được thông tin này trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử của công dân trên Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
(4) Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) hoặc Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA). Đối với trường hợp người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh là chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người hoạt động tôn giáo được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Cư trú (đối với trường hợp trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo).
(5) Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) hoặc Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA). Đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;
- Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
(6) Đăng ký thường trú trên trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) hoặc Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA). Đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ (Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2024/NĐ-CP).
(7) Đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân, Quân đội nhân nhân nhân (đơn vị đóng quân, nhà ở công vụ)
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA);
- Đối với Công an nhân dân: Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký thường trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
- Đối với Quân đội nhân dân: Giấy giới thiệu đăng ký thường trú của đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên (ký tên, đóng dấu).
(8) Ngoài những giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú đối với các trường hợp nêu trên, thì đối với một số trường hợp cụ thể cần lưu ý như sau:
- Không yêu cầu xuất trình Giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em mới sinh đăng ký thường trú lần đầu;
- Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.
- Trường hợp người cao tuổi, người chưa thành niên đã có thông tin về ngày tháng năm sinh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, do đó, không yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh.
- Trường hợp người chưa thành niên đăng ký thường trú tại nơi thường trú của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thực hiện kê khai, xác nhận ý kiến vào Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trường hợp người chưa thành niên đăng ký thường trú tại nơi thường trú không phải là nơi thường trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thực hiện kê khai, xác nhận ý kiến vào Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trường hợp người chưa thành niên được Tòa án quyết định giao cho cha hoặc mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng thì người được giao chăm sóc, nuôi dưỡng kê khai, xác nhận ý kiến vào Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
- Trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở hợp pháp đó có nhiều hơn một chủ sở hữu thì không cần có ý kiến đồng ý của những người đồng sở hữu.
- Trường hợp đăng ký thường trú theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì chỉ cần ý kiến đồng ý của ít nhất một chủ sở hữu.
- Trường hợp đăng ký thường trú không thuộc điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý của các chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.
- Trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của chủ sở hữu là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết thì chỉ cần lấy ý kiến đồng ý của một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Người có mối quan hệ với chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà đăng ký thường trú vào chỗ ở chưa có hộ gia đình đăng ký thường trú và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Cư trú thì hồ sơ đăng ký thường trú thực hiện theo khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú.
- Người đăng ký thường trú có mối quan hệ với chủ hộ, thành viên hộ gia đình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà nơi thường trú của chủ hộ, thành viên hộ gia đình đó là chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì hồ sơ đăng ký thường trú thực hiện theo khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú.
- Người đăng ký thường trú theo điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà chỗ ở đăng ký thường trú là địa điểm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú thì hồ sơ đăng ký thường trú không cần phải có ý kiến đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu.
- Trường hợp người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì khi đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch;
- Sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an đã đăng ký thường trú tại đơn vị đóng quân mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới ngoài đơn vị đóng quân và đủ điều kiện đăng ký thường trú, đề nghị đăng ký thường trú tại chỗ ở mới thì hồ sơ đăng ký thường trú phải kèm Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký tên và đóng dấu);
- Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng đã đăng ký thường trú vào nhà ở công vụ, đơn vị đóng quân khi chuyển đăng ký thường trú ra chỗ ở hợp pháp ngoài nơi nhà ở công vụ, nơi đơn vị đóng quân thì hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở mới phải kèm theo Giấy giới thiệu đăng ký thường trú của đơn vị đang công tác (ký tên và đóng dấu).
(9) Một số quy định liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể cần lưu ý như sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú thì người yêu cầu đăng ký cư trú có thể nộp bản sao giấy tờ, tài liệu được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao giấy tờ được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản quét, bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ, tài liệu để đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản quét hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản quét, bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
- Trường hợp thực hiện đăng ký cư trú trực tuyến, người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn, đăng tải bản quét hoặc bản chụp giấy tờ, tài liệu hợp lệ (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, ký số hoặc xác thực bằng hình thức khác) hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp công dân đăng tải bản quét, bản chụp giấy tờ, tài liệu mà không được ký số hoặc xác thực bằng hình thức khác thì khi cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh để giải quyết thủ tục về cư trú; công dân có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, tài liệu đã đăng tải để cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, đối chiếu và ghi nhận tính chính xác vào biên bản xác minh. Cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân nộp để lưu giữ giấy tờ đó.
- Bản quét hoặc bản chụp giấy tờ bằng thiết bị điện tử từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung; đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
- Trường hợp thông tin giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký cư trú đã được chia sẻ và khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan đăng ký cư trú không được yêu cầu công dân nộp, xuất trình giấy tờ đó để giải quyết đăng ký cư trú.
- Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày người chưa thành niên được đăng ký khai sinh thì cha hoặc mẹ hoặc chủ hộ hoặc người giám hộ có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người chưa thành niên. Trường hợp cha, mẹ của người chưa thành niên có nơi thường trú nhưng không phải nơi đang thực tế sinh sống thì người chưa thành niên được đăng ký thường trú tại nơi thường trú của cha, mẹ.
- Trường hợp đăng ký thường trú lần đầu cho người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 154/2024/NĐ-CP thì cơ quan đăng ký cư trú không phải thực hiện kiểm tra, xác minh điều kiện về tính hợp pháp của chỗ ở và tình trạng cư trú.
- Trường hợp hộ gia đình chuyển nơi cư trú mới thì chủ hộ chỉ thực hiện đăng ký cư trú đối với bản thân mình theo điều kiện, thủ tục của Luật Cư trú và kê khai, đăng ký cư trú kèm theo cho các thành viên khác của hộ gia đình trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
- Trường hợp một hoặc nhiều thành viên trong hộ gia đình chuyển nơi cư trú mới thì một trong các thành viên đó thực hiện đăng ký cư trú đối với bản thân mình theo điều kiện, thủ tục của Luật Cư trú; người thực hiện thủ tục được kê khai, đăng ký cư trú kèm theo cho các thành viên khác của hộ gia đình trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, không phải nộp hồ sơ và thực hiện thêm các thủ tục đăng ký cư trú khác cho thành viên hộ gia đình.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú và Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở đến cơ quan đăng ký cư trú thì thời hạn giải quyết đăng ký thường trú được tính từ khi cơ quan đăng ký cư trú nhận được kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký thường trú.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đăng ký thường trú cập nhật kết quả giải quyết đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo kết quả giải quyết cho công dân (mẫu CT08 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA).
- Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì thông báo cho công dân và nêu rõ lý do từ chối giải quyết (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA).
- Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp thu 20.000 đồng/lần đăng ký;
- Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích thu 20.000 đồng/lần đăng ký; công dân gửi lệ phí kèm theo hồ sơ cho đơn vị bưu chính công ích chuyển đến cơ quan đăng ký cư trú theo quy định.
- Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến thu 10.000 đồng/lần đăng ký;
- Trường hợp công dân thuộc diện được miễn phí theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú thì công dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn trừ trường hợp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA); Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (Mẫu CT02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA); Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2024/NĐ-CP); Tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2024/NĐ-CP).
Người thực hiện thủ tục đã được thu thập, cập nhật thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ngày 13/11/2020;
- Nghị định số 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;
- Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;
- Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú;
- Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình đăng ký cư trú;
- Thông tư số 66/2023/TT-BCA ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú;
- Thông tư số 190/2021/TT-BQP ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trong Bộ Quốc phòng;
- Thông tư số 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú.
Nội dung chi tiết
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nộp trên Cổng dịch vụ công hoặc nộp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trên Cổng dịch vụ công phải thông báo thời gian trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị biết.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nộp qua đường bưu chính hoặc trực tiếp phải thông báo bằng văn bản thời gian trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị biết và nhập vào hệ thống phần mềm quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu thủ tục: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trên Cổng dịch vụ công phải thông báo thủ tục còn thiếu cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị biết để bổ sung, hoàn thiện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc trực tiếp phải trả hồ sơ hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Hồ sơ không đạt yêu cầu: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nộp trên Cổng dịch vụ công không tiếp nhận và thông báo trả lời trên Cổng dịch vụ công lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị biết.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nộp qua đường bưu chính hoặc trực tiếp, không tiếp nhận và thông báo trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản, nêu rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị biết.
- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận Thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tổ chức, cá nhân sở hữu.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú.
- Nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công.
a) Thành phần hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 42/2024/QH15 ngày 29/6/2024), cụ thể: Tờ khai, trong đó ghi rõ họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đề nghị, lý do khai báo, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu vũ khí thô sơ (nếu có); bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ vũ khí thô sơ (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tổ chức, cá nhân sở hữu.
Tổ chức, cá nhân.
Thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ (Mẫu VC21 ban hành kèm theo Thông tư số 77/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp giấy phép, thông báo đăng ký khai báo, chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ).
Không.
Không.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 42/2024/QH15 ngày 29/6/2024), cụ thể:
"1. Tổ chức, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Luật này là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo có trách nhiệm thực hiện việc khai báo.".
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 42/2024/QH15 ngày 29/6/2024);
- Thông tư số 75/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Thông tư số 77/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp giấy phép, thông báo đăng ký khai báo, chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo: khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại (nếu tố cáo cán bộ công an xã, thị trấn không thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo) và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an phường, thị trấn, Trưởng đồn, Trạm Công an (gọi chung là Trưởng Công an cấp phường) thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày.
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, nhưng thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được, cơ quan, đơn vị tiếp nhận tố cáo phải chuyển đến Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12/8/2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo (nếu họ không yêu cầu giữ bí mật) và cơ quan Thanh tra Công an cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết.
c) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo: Trưởng Công an cấp phường ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh). Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo, người tố cáo; thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh… theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Bước 3: Báo cáo kết quả xác minh và kết luận nội dung tố cáo
a) Dự thảo Báo cáo kết quả xác minh, tổ chức thông báo dự thảo Báo cáo kết quả xác minh;
b) Hoàn chỉnh Báo cáo kết quả xác minh;
Các bước tiến hành trên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
c) Kết luận nội dung tố cáo:
Căn cứ Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành Kết luận nội dung tố cáo.
Bước 4: xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo: ngay sau khi có Kết luận về nội dung tố cáo, Trưởng Công an cấp phường căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Bước 5: công khai kết luận nội dung tố cáo
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai Kết luận nội dung tố cáo, Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12/8/2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
(1) Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo cho người tố cáo nếu kết luận, quyết định, văn bản đó không có nội dung, thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của ngành Công an;
(2) Gửi văn bản thông báo tóm tắt kết quả giải quyết tố cáo theo nội dung tố cáo cho người tố cáo biết, không đưa những nội dung, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật của ngành Công an vào văn bản thông báo.
Bước 6: Kết thúc việc giải quyết tố cáo.
Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ, trình người giải quyết tố cáo ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định.
Tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện.
+ Thành phần hồ sơ:
a) Nhóm 1 gồm các văn bản, tài liệu sau: Đơn tố cáo hoặc Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp; Quyết định thụ lý, Quyết định thành lập Tổ xác minh; Kế hoạch xác minh tố cáo; Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; các văn bản thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý tố cáo.
b) Nhóm 2 gồm các văn bản, tài liệu sau: Các biên bản làm việc; văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được; văn bản giải trình của người bị tố cáo; các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
cá nhân, tổ chức.
kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Không.
Không.
theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo: Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
+ Luật Khiếu nại (Luật số 25/2018/QH14 ngày 12/06/2018),
+ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo.
+ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
+ Thông tư số 85/2020/TT-BCA ngày 03/8/2020 của Bộ Công an Quy định việc xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
+ Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an cấp phường theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý giải quyết phải thông báo rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay không cần phải tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định.
+ Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình xác minh hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
Việc xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại và Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
Bước 4: Tổ chức đối thoại
Thủ trưởng Công an cấp phường có thẩm quyền giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi đối thoại, đại diện cơ quan Công an có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền tham gia ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại được lập thành biên bản ghi đầy đủ nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có) và các bên cùng ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Trưởng Công an cấp phường ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 3 ngày làm việc phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
trực tiếp hoặc theo đường bưu điện.
+ Thành phần hồ sơ:
a) Thông báo thụ lý khiếu nại;
b) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
c) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
d) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
đ) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
e) Quyết định giải quyết khiếu nại;
g) Các tài liệu khác có liên quan.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
cá nhân, tổ chức.
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Không
Không
đảm bảo đúng quy định tại Điều 2, Điều 8 và Điều 11 Luật Khiếu nại, cụ thể là:
a) Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
b) Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12, Điều 16 Luật Khiếu nại.
c) Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.
d) Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.
đ) Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
+ Luật Khiếu nại (Luật số 25/2018/QH14 ngày 12/06/2018).
+ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.
+ Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013 của Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
+ Thông tư số 11/2015/TT-BCA ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.
Nội dung chi tiết
- Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ căn cước có nhu cầu được xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đăng ký cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia (lựa chọn nơi thực hiện thủ tục là Công an cấp xã nơi cư trú).
- Bước 3:
+ Công an cấp xã nơi tiếp nhận đề nghị có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và xác nhận thông tin về số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân đã hủy đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an cấp xã nơi tiếp nhận đề nghị có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.
+ Trường hợp thông tin không chính xác thì từ chối cấp và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Bước 4: Nhận kết quả bằng văn bản giấy tại Công an cấp xã, nhận văn bản điện tử hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
a. Thành phần hồ sơ
- Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Giấy chứng minh nhân dân 09 số (nếu có).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- 03 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- 07 ngày làm việc đối với trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 09 số chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Công dân có nhu cầu xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đang sử dụng.
Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân (mẫu CC04 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Chưa quy định.
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Không.
- Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
- Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Công dân nộp hồ sơ đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân trực tiếp tại Công an cấp xã nơi cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
Bước 2: Công an cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân tới cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện.
Bước 3: Công an cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân và tới cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh.
Bước 4: Công an cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân và tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do.
Bước 5: Nhận thông báo kết quả hủy, xác lập lại số định danh cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi cư trú.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia.
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có);
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
a. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
15 ngày làm việc.
Công dân có nhu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân.
Thông báo kết quả hủy, xác lập lại số định danh cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Chưa quy định.
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
Thuộc một trong các trường hợp hủy, xác lập lại số định danh cá nhân gồm: Được xác định lại giới tính, cải chính hộ tịch do có sai sót về năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và pháp luật khác có liên quan; Có sai sót về thông tin nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân khi thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
- Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất.
Bước 2: Trường hợp cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ không phải là Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) mà công dân cư trú thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin tới Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân thường trú hoặc nơi tạm trú đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú để giải quyết và thông báo kết quả cho công dân.
Bước 3: Trưởng Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân cư trú có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
Bước 4: Nhận thông báo kết quả điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất;
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia;
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có);
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
a. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ (không tính thời gian chuyển hồ sơ từ cơ quan khác đến Công an cấp xã nơi công dân cư trú).
Công dân có nhu cầu điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Thông báo kết quả điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Chưa quy định.
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024).
Không.
- Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
- Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Người đề nghị nhận văn bản trả lời tại Công an cấp xã nơi tiếp nhận đề nghị, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
a. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin, thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
- Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
03 ngày làm việc.
cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin (bằng văn bản đề nghị) của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang sinh sống trong phạm vi cấp xã.
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước.
- Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
- Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Nhận văn bản trả lời tại Công an cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ, văn bản điện tử hoặc hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
- Nộp hồ sơ qua hồ sơ dịch vụ bưu chính (nếu có).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
a. Thành phần hồ sơ:
- Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác.
- Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
03 ngày làm việc.
cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Luật Căn cước.
- Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
- Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 16/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
- Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nội dung chi tiết
a) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, thẻ căn cước.
Bước 1: Công dân Việt Nam đến Công an xã, phường, thị trấn đề nghị đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, căn cước điện tử.
Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, thẻ căn cước còn hiệu lực và cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử (mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử); trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử.
Bước 4. Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, căn cước điện tử và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, căn cước điện tử qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử.
b) Đối với công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, thẻ căn cước: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2, căn cước điện tử cùng với thủ tục cấp thẻ căn cước.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Công dân trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn để thực hiện cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, căn cước điện tử.
- Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, thẻ căn cước còn hiệu lực và cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử (mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử); trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu).
- Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, thẻ căn cước: công dân chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đồng thời thủ tục “cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2, căn cước điện tử cho công dân Việt Nam” cùng với thủ tục cấp thẻ căn cước.
- Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp công dân có thẻ căn cước công dân gắn chip, thẻ căn cước còn hiệu lực.
- Không quá 07 ngày làm việc với trường hợp công dân chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chip, thẻ căn cước hoặc thẻ Căn cước công dân gắn chip, thẻ căn cước đã hết hiệu lực.
Công dân Việt Nam
Thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, căn cước điện tử qua Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử.
Không.
Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử (mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, căn cước điện tử.
Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, căn cước điện tử cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện.
Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử.
Nội dung chi tiết
a) Người bị khóa căn cước điện tử thực hiện yêu cầu mở khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc thông qua Ứng dụng định danh quốc gia theo Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử). Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
b) Mở khóa căn cước điện tử theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền:
Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn để tiếp nhận, xử lý.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị mở khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, Công an xã, phường, thị trấn nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa căn cước điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và chủ thể được mở khóa căn cước điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Thông qua Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) đối với trường hợp công dân đề nghị mở khóa căn cước điện tử của mình;
- Qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
- Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với trường hợp mở khóa căn cước điện tử theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
- Công dân đang bị khóa căn cước điện tử.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
Thông báo kết quả tới cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền đề nghị mở khóa căn cước điện tử và chủ thể được mở khóa căn cước điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Không.
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử. Phiếu này là biểu mẫu dưới dạng điện tử đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
Không.
Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử.
Nội dung chi tiết
a) Người được cấp căn cước điện tử thực hiện yêu cầu khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc thông qua Ứng dụng định danh quốc gia theo Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử). Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
b) Khóa căn cước điện tử theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền
Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn để tiếp nhận, xử lý.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, Công an xã, phường, thị trấn nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu khóa căn cước điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị khóa căn cước điện tử và công dân. Trường hợp từ chối khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Thông qua Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) đối với trường hợp công dân đề nghị khóa căn cước điện tử của mình;
- Qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
- Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với trường hợp khóa căn cước điện tử theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
- Công dân có căn cước điện tử;
- Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
Thông báo kết quả tới cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền đề nghị khóa căn cước điện tử và chủ thể bị khóa căn cước điện tử. Trường hợp từ chối khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Không.
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử). Phiếu này là biểu mẫu dưới dạng điện tử đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
Không.
Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi Phiếu đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử theo Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử) tới Công an xã, phường, thị trấn để tiếp nhận, xử lý.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử, Công an xã, phường, thị trấn nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử và chủ thể tài khoản định danh điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa tài khoản định danh điện tử thì có vãn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
Thông báo kết quả tới cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử và chủ thể tài khoản định danh điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa tài khoản định danh điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Không.
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
Không.
Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử.
Nội dung chi tiết
Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử) tới Công an xã, phường, thị trấn để tiếp nhận, xử lý.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử, Công an xã, phường, thị trấn nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử và chủ thể bị khóa tài khoản. Trường hợp từ chối khóa tài khoản định danh điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
Thông báo kết quả tới cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử và chủ thể bị khóa tài khoản. Trường hợp từ chối khóa tài khoản định danh điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Không.
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
Không
Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử.
Nội dung chi tiết
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sau khi bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp trước đó hoặc bị cơ quan Công an có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và h khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP nộp hồ sơ về Công an cấp xã.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thành phần thì tiếp nhận giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, đồng thời gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì từ chối tiếp nhận hồ sơ và gửi thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Bước 3: Căn cứ theo thời gian hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ gửi kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, qua dịch vụ bưu chính hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
- Nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công.
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
*) Trường hợp để mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan Công an có thẩm quyền (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP);
- Biên lai nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.
*) Trường hợp bị cơ quan Công an có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và h khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan Công an có thẩm quyền (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP);
- Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
04 (bốn) ngày làm việc.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô kinh doanh dưới 10 phòng, cơ sở kinh doanh khí là hộ kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
300.000đ (Ba trăm nghìn đồng).
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP);
Đã chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trong trường hợp mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc đã đáp ứng điều kiện trong trường hợp bị cơ quan Công an có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và h khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
- Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
- Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
- Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mực thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 23/2019/TT-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 23/2019/TT-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 15/2022/TT-BCA ngày 06/4/2022 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy; Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.
Nội dung chi tiết
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong những trường hợp bị hư hỏng, sai thông tin, có thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc hết thời hạn sử dụng đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp trước đó nộp hồ sơ về Công an cấp xã.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thành phần thì tiếp nhận giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, đồng thời gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì từ chối tiếp nhận hồ sơ và gửi thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Bước 3: Căn cứ theo thời gian hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ gửi kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, qua dịch vụ bưu chính hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
- Nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công.
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP) gửi cơ quan Công an có thẩm quyền;
- Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (nếu có);
- Tài liệu quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP hoặc tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 56/2023/NĐ-CP trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh;
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp trước đó (nếu có).
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
04 (bốn) ngày làm việc.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô kinh doanh dưới 10 phòng, cơ sở kinh doanh khí là hộ kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
300.000đ (Ba trăm nghìn đồng).
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP);
- Bản khai lý lịch của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP);
- Bản khai nhân sự trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài (Mẫu số 02b ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
Tùy theo từng nội dung thay đổi và đối với từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định lần lượt tại các Điều 7, 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
- Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
- Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
- Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mực thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 23/2019/TT-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 15/2022/TT-BCA ngày 06/4/2022 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy; Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.
Nội dung chi tiết
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nộp hồ sơ về Công an cấp xã.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thành phần thì tiếp nhận giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, đồng thời gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì từ chối tiếp nhận hồ sơ và gửi thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Bước 3: Căn cứ theo thời gian hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ gửi kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, qua dịch vụ bưu chính hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
- Nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công.
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
1.3.1.1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP).
1.3.1.2. Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
b) Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
1.3.1.3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:
a) Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);
b) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
1.3.1.4. Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
a) Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang);
Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh).
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
c) Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
05 (năm) ngày làm việc.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô kinh doanh dưới 10 phòng, cơ sở kinh doanh khí là hộ kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
300.000đ (Ba trăm nghìn đồng).
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP);
- Bản khai lý lịch của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP);
- Bản khai nhân sự dùng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài (Mẫu số 02b ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tùy theo từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định lần lượt tại các Điều 7, 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
Tùy theo từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định lần lượt tại các Điều 7, 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
- Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
- Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
- Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mực thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 23/2019/TT-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Thông tư số 15/2022/TT-BCA ngày 06/4/2022 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy; Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.