- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Công an cấp huyện được phân công, phân cấp quản lý về phòng cháy, chữa cháy. Người đến nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu).
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC03) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số PC04) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản.
- Bước 4: Công an cấp huyện tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp huyện hoặc Bộ phận Một cửa cấp huyện (trường hợp đã đưa thủ tục ra tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa);
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công (nếu có);
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của
pháp luật).
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ);
- Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
- Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ; Bản sao hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa.
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC05 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện (Mẫu số PC01 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
không.
Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 42/2020/NĐ-CP).
Phương tiện giao thông cơ giới phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
+ Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2013.
+ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.
+ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.